Điểm hẹn của những người yêu biển!

+84 258 3590 036

+84 258 3590 037

Số 1, Cầu Đá

Nha Trang, Khánh Hòa

Giờ mở cửa: 6:00 - 18:00

Tất cả các ngày trong tuần

8 ĐIỀU THÚ VỊ VỀ HẢI SÂM

TÊN THƯỜNG GỌI: Hải sâm, Đồn đột, Đỉa biển

NGÀNH: Động vật da gai

TUỔI THỌ: 5 - 10 năm

KÍCH THƯỚC THƯỜNG GẶP: 3 - 30cm

PHÂN BỐ: Khắp các đại dương từ vùng nước nông đến biển sâu.

Thế giới có khoảng 1.250 loài, Việt Nam có khoảng 90 loài.

01. HÌNH DÁNG CỦA

Hải sâm có thân hình trụ đối xứng xuyên tâm, trục cơ thể nằm ngang khi di chuyển nên dễ phân biệt các bộ phận theo chiều dọc cơ thể. Đầu trước là miệng có các xúc tu để bắt mồi, đầu sau là hậu môn. Mặt bụng có 5 hàng chân ống để di chuyển. Các bạn để ý xem, hải sâm không có khuôn mặt, mắt, máu và não.

Borut Furlan/WaterFrame/Getty Images

02. THỨC ĂN CỦA

Thức ăn của chúng là loài phù du và các chất mùn bã hữu cơ. Khi bắt được mồi, chúng dùng các xúc tu đưa thức ăn vào miệng.

Tubercle sea cucumber (Stichopus sp.)
A bright red sea cucumber (Holothuria sp.).
Amberfish sea cucumber (Thelenota anax).
Previous
Next

03. CHỨC NĂNG CỦA HẬU MÔN

Hải sâm thở nhờ một cây hô hấp được nối với hậu môn của chúng. Chúng thở bằng cách bơm oxy qua hậu môn, sau đó oxy được đưa vào trong cây hô hấp và thải cacbonic thông qua hậu môn.

Hậu môn của Hải sâm là chỗ trốn tránh kẻ thù cho các sinh vật nhỏ hơn như cá ngọc (pearlfish), một số loài cua nhỏ. Không chỉ là nơi trú ẩn, cá ngọc sẽ sử dụng nội tạng của hải sâm làm thức ăn.

LÀ CHỖ TRÚ CHO CÁ NGỌC
Không chỉ sử dụng hậu môn làm chỗ trú ẩn, cá ngọc còn sử dụng nội tạng của hải sâm làm thức ăn
LÀ NƠI TRÁNH KẺ THÙ CỦA CÁC SINH VẬT NHỎ
CƠ QUAN BÀI TIẾT
Previous
Next

04. KHẢ NĂNG TỰ VỆ

Hải sâm có khả năng tái sinh cao, khi bị tấn công hải sâm thường tiết ra những tia nhầy màu trắng đục để làm mồi cho kẻ thù. Nếu kẻ thù vẫn tiếp tục tấn công thì Hải sâm lại nôn toàn bộ nội tạng của mình cho kẻ thù ăn, rồi sau đó lẫn trốn, khoảng 20 ngày sau sẽ tái tạo lại nội tạng mới. Làm lỏng collagen để dễ dàng luồn lách qua các khe hẹp để thoát thân

05. SINH SẢN

Hải sâm sinh sản bằng cách phóng tinh trùng và trứng vào trong nước biển, ấu trùng. Một số loài hải sâm cũng có thể sinh sản vô tính bằng cách tách đôi. Mỗi nửa tách đôi sẽ tái tạo các cơ quan bị thiếu và về cơ bản trở thành một bản sao của động vật ban đầu.

06. CÓ KHẢ NĂNG TÁI SINH

Từ 1 phần của cơ thể.

Tái tạo lại nội tạng sau khi phóng ra ngoài.

07. VAI TRÒ & GIÁ TRỊ KINH TẾ

Hải sâm là sinh vật chỉ thị cho hệ sinh thái biển. Chúng có vai trò quan trọng trong vòng tuần hoàn dinh dưỡng ở đại dương, mỗi cá thể có thể thải ra 40kg trầm tích sạch trong 1 năm.

Làm thực phẩm. Chiết xuất hoạt chất sinh học dùng trong y học.