BẢO TÀNG HẢI DƯƠNG HỌC

Điểm hẹn của những người yêu biển!

+84 258 3590 036

+84 258 3590 037

Số 1, Cầu Đá

Nha Trang, Khánh Hòa

Giờ mở cửa: 6:00 - 18:00

Tất cả các ngày trong tuần

  • Trang chủ
  • Tham quan
  • Khu trưng bày
  • Tin tức & Sự kiện
  • Truyền thông
  • Nghiên cứu
  • Liên hệ
  • enEnglish
Menu
  • Trang chủ
  • Tham quan
  • Khu trưng bày
  • Tin tức & Sự kiện
  • Truyền thông
  • Nghiên cứu
  • Liên hệ
  • enEnglish

Khu trưng bày

Cùng khám phá khu trưng bày các loại sinh vật biển, mẫu vật...

Hồ bể nuôi các loại sinh vật biển

Cá mao tiên

Rùa biển

Cá Chình Sọc Vằn

Sam

San Hô Mềm

Cá Hồng Y

Cá Bò Hòm

Cá Ngựa

Các mẫu vật lớn

Bộ Xương cá voi lưng gù

Bò biển Dugong

Cá Nạng Hải

Chuyên đề, Phòng trưng bày

Đa dạng Sinh Học Biển

Nơi lưu giữ các mẫu vật

Hoàng Sa - Trường Sa

Sa bàn Trường Sa lớn

Ngư cụ Việt Nam

Từ truyền thống đến hiện đại

BẢO TÀNG HẢI DƯƠNG HỌC

Museum of Oceanography

  • Giới thiệu
  • Tham quan
  • Khu trưng bày
  • Tin tức & Sự kiện
  • Truyền thông
  • Liên hệ

Liên kết

Facebook-f Youtube
  • Số 1, Cầu Đá, Phường Vĩnh Nguyên, Tp. Nha Trang, Tỉnh Khánh Hòa
  • +84 258 3590 036, +84 258 3590 037
  • +84 258 3590 034
  • Email: baotanghaiduonghoc@gmail.com
  • www.vnio.org.vn

© Bản quyền thuộc sở hữu của Bảo Tàng Hải Dương Học

Cá Mao Tiên

Cá Mao tiên – Pterois volitans

Cá mao tiên, tên khoa học Pterois volitans, là một loài cá có gai độc thuộc họ Cá mù làn. Loài cá này sinh sống trong các rạn san hô trong vùng biển Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.

Đặc điểm sinh học:

Cá mao tiên thường sống ở các rạn san hô, ở những vùng biển biển đục có độ sâu sâu 50 m. Chúng có tập tính sống đơn độc, chúng trốn ở những nơi không có ánh sáng vào ban ngày, có tập tính thường hay cúi đầu xuống và bất động không bơi. Những con chưa trưởng thành, thường sống ở những vùng nước sâu. Cá Mao tiên săn mồi vào ban đêm, thức ăn của chúng là những con cá nhỏ, tôm và cua. Cá Mao tiên sử dụng hàm mở rộng của nó nhốt con mồi vào một góc, và sau đó nuốt các con mồi trong một lần. Gai lưng cá Mao tiên có nọc độc, vết chích có thể được điều trị bằng corticoids.

rua bien - vien hai duong hoc

Rùa biển

Rùa biển – Chelonioidea

Trong hơn 100 triệu năm qua, rùa biển phân bố với số lượng lớn trên khắp các đại dương, đóng vai trò quan trọng đối với hệ sinh thái biển và ven bờ. Tuy nhiên, trong vòng 200 năm trở lại đây, các hoạt động của con người đã đe doạ tới sự sống còn của loài thú cổ đại dương này.

Rùa biển (tên khoa học là Chelonioidea) là một loài bò sát, sinh sống ở tất cả các đại dương trên thế giới ngoại trừ vùng Bắc Cực. Trên thế giới có 7 loài rùa biển, tất cả đều được liệt kê trong Sách đỏ IUCN ở mức độ bị đe dọa hoặc là nguy cấp hay cực kỳ nguy cấp/nguy cơ bị tuyệt chủng. 

Ở Việt Nam hiện có 5 loài rùa: Rùa da (Dermochelys coriacea), vích hay còn gọi là rùa xanh (Chelonia mydas), rùa đầu to hay còn gọi là quản đồng (Carretta ceratta), đồi mồi dứa (Lepidochelys olivacea) và đồi mồi (Eretmochelys imbricate), trong đó có bốn loài đầu liệt kê trong danh sách có nguy cơ tuyệt chủng, riêng loài đồi mồi có nguy cơ tuyệt chủng rất cao (Theo sách đỏ IUCN).
Mặc dù rùa biển thường đẻ khoảng 100 trứng mỗi lần. Tuy nhiên, theo ước tính trung bình, cứ 100 rùa con được sinh ra, chỉ có 1 cá thể có thể sống sót đến lúc trưởng thành. Trong tự nhiên, rùa biển con thường bị đe dọa bởi các loài động vật ăn thịt bao gồm cá mập, gấu, báo đốm, cáo hay các loài chim biển, và đặc biệt là con người.

 

Previous
Next

Cá Chình Sọc Vằn

Cá Chình sọc vằn có cơ thể màu nâu đỏ với hơn 1000 sọc trắng chạy từ đầu mũi đến đuôi. Chúng không có vây lưng, vây ngực và vảy. Các chình sọc vằn là loài sống đáy được tìm thấy ở các rạn san hô ven bờ từ độ sâu 1-39m. Chúng có đôi mắt kém nhưng lại rất thính về khứ giác. Đây là loài săn mồi về đêm với thức ăn chủ yếu là giáp xác, thân mềm và hải sâm.

Kích thước tối đa: 150cm

Phân bố: Ấn độ – Thái Bình dương

Sam

Sam – Tachypleus tridentatus (Leach, 1819)

Phân bố: Đông Á và Đông Nam Á

Kích thước tối đa: 79,5 cm

Đặc điểm: Sam là một trong những loài chân khớp cổ xưa nhất còn sống đến ngày nay và được coi là một “Hóa thạch sống”. Sam có mối liên quan gần gũi với nhện và bò cạp. Đuôi sam có gờ mặt lưng rất rõ, hình tam giác. Sam đực thường nhỏ hơn con cái và thường bám trên lưng sam cái khi di chuyển. Sam thường hoạt động về đêm. Chúng sống từng cặp trên nền cát và bùn ở các vùng biển ven bờ. Thưc ăn của chúng là các loại thân mềm, gium và một số động vật không xương sống sống ở đáy. Đây là một trong những loài cần được bảo vệ.

SanHoMem02

San hô mềm ALCYONACEA

Phân bố: Các vùng biển trên khắp thế giới
Đặc điểm: San hô mềm trông giống như cây nhưng chúng là động vật thực sự, có tram gây ngứa. Như những dạng khác, san hô mềm có cấu tạo như sứa hoặc hải quỳ, đặc điểm khác của san hô mềm là không có bộ xương cứng bên trong, chỉ có các tram xương đá vôi nhỏ nên khá mềm. Một số mềm đến mức có thể đu đưa theo dòng nước.Khi san hô mềm chết đi, thân chúng tan rã hoàn toàn. Nguồn dinh dưỡng của san hô mềm là nhờ vào quang hợp của các vi tảo cộng sinh bên trong cơ thể. Chúng có thể bắt những sinh vật nhỏ lơ lửng trong nước làm thức ăn.

Previous
Next
HoangY02

Cá Hồng Y

Cá Hồng Y –  Pterapogon kauderni (Koumans, 1933)

Phân bố: quần đảo Banggai- Indonesia 

Kích thước tối đa: 8cm

Đặc điểm: Cá hồng y là loại đơn tính. Con đực có thể được phân biệt với con cái bằng khoang miệng mở rộng khi chúng đang ấp trứng và vây lưng thứ hai cao hơn con cá cái. Sau khi bắt cặp khoảng 2 tuần, con cái đẻ trứng và con đực ấp trứng trong miệng khoảng 30 ngày. Trong thời gian đó cá đực sẽ không ăn mồi. Đây là loài cá có nguy cơ bị tuyệt chủng.

Thức ăn của cá là các sinh vật phù du có kích thước nhỏ.

Previous
Next
BoHom03

Cá bò hòm <i>Lactoria cornuta</i> (Linnaeus, 1758)

Phân bố: Vùng biển Ấn Độ – Thái Bình Dương

Kích thước tối đa: 50 cm

Đặc điểm: Cá có những chiếc sừng dài nằm trên đầu và dưới đuôi của chúng. Cơ thịt cá chứa độc tố,cá tiết chất độc ostracitoxin khi bị tấn công hoặc bị stress bởi chuyển động đột ngột, ánh sáng và âm thanh lớn. Thức ăn của cá là các loài tảo biển, vi sinh vật, nhuyễn thể, giáp xác nhỏ và cá nhỏ.

Previous
Next
CaNgua01

CÁ NGỰA

Cá Ngựa –  Hippocampus kellogi Jordan & Snyder 1902.

-Phân bố: Úc, Ấn Độ- Thái Bình Dương

-Kích thức tối đa: 25cm

-Đặc điểm: cá ngựa đực có một túi da trước bụng để mang thai và ấp trứng giúp cho cả ngựa cái. Khi giao phối, cá ngựa đực thực hiện những điệu nhảy uyển chuyển để cá ngựa cái có thể kề sát đẻ trứng vào túi dưới bụng cá đực. Viện Hải Dương Học thực hiện thành công dự án sinh sản nhắn tạo cá ngựa. Chúng rất cần được bảo vệ trong tự nhiên vì đã bị khai thác quá mức.

Previous
Next
cavoi01

BỘ XƯƠNG CÁ VOI LƯNG GÙ

MEGAPTERA NOVAEANGLIAE (BOROWSKI, 1781)

Bộ xương có voi này do nhân dân xã Hải Cường, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Hà khai quật được vào ngày 08/12/1994 trong khi đào mương làm thủy lợi.

Bộ xương đã vùi sâu dưới ruộng khoảng 1,2m và cách biển 4km (Đường chim bay). Chiều dài bộ xương là 18m và trọng lượng gần 10 tấn.

dugong01

Bò Biển

Bò Biển –  Dugong Dugon (Muller, 1776)

Bò biển (Dugong dugon) là nhân vật chính trong truyền thuyết về “Nàng tiên cá”. Tương truyền, khi các thủy thủ phương Tây thấy loài cá cúi dưới nước ôm con và cho con bú, cùng với đó là những tiếng vang tựa như lời ru con, tưởng chúng là người thuở xưa nên mới sinh ra truyền thuyết “người cá” hay “nàng mỹ nhân ngư “. 

Bộ xương con Bò biển trên bị chết ngày 22-1-1997 tại khu vực Lò Vôi thuộc vườn Quốc gia Côn Đảo và được nơi đây tặng lại cho Bảo tàng Hải dương học Nha Trang vào tháng 11-1997. Bộ xương dài 2. 7 m.

Con Bò biển này bị mắc lưới của ngư dân vào ngày 23 tháng 12 năm 2003 thuộc địa phận xã Gành Dầu, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang. Dài 275 cm, trọng lương khoảng 400 kg. (Chi cục bảo vệ nguồn lợi tỉnh Kiên Giang chuyển giao)

CaNangHai02

Cá nạng Hải

Cá Nạng Hải (Manta birostris) là một trong những loài cá đuối lớn nhất trên thế giới. Mẫu cá này trước khi được xử lý làm tiêu bản có trọng lượng tới 1 tấn, riêng bộ gan của chúng nặng tới 51 kg.

PhongDaDang01

Phòng trưng bày Đa Dạng Sinh Học Biển

       Bảo tàng Hải dương học hiện đang lưu giữ và bảo tồn một bộ mẫu sinh vật biển lớn và quý với khoảng 20.000 mẫu của 7.000 loài (thuộc các nhóm: Thực vật biển, Hải miên, Ruột khoang, Thân mềm, Giáp xác, Giun nhiều tơ, Da gai, Sinh vật phù du,  Cá, Bò sát, Thú biển). Bộ mẫu sinh vật biển bao gồm các loài hiện hữu ở biển Việt Nam và các vùng nước lân cận kể cả cá nước ngọt ở Lào và Campuchia.

        Theo số liệu gốc thì số lượng mẫu ở Bảo tàng có khoảng gần 60.000 mẫu của 10.000 loài, được thu thập từ năm 1923 cho đến nay, nhưng do sự thăng trầm của đất nước qua các thời kỳ, số lượng mẫu vật đã bị giảm đi rất nhiều do mất mát và hư hỏng. Ngoài những mẫu có giá trị khoa học, nhiều mẫu vật ở Bảo tàng rất quí hiếm như: Cá Tầm (Acipenser sinensis), cá Nạng Hải (Manta birostris), Cua Vua (Paralithoides sp.), Mực bay khổng lồ (Thysanoteuthis rhombus), Con Đú (Caretta caretta), Rùa da (Dermochelys coriacea), Cá Ông Chuông (Pseudorca crassidens), Hải Cẩu (Phoca larga), v.v…, loài thú biển quí hiếm đang có nguy cơ bị tuyệt chủng như Bò biển (Dugong dugon). Bộ mẫu được xác nhận tổ chức kỷ lục Việt Nam xác nhận là “Bộ mẫu sinh vật biển lâu đời nhất, lớn nhất, nhiều nhất Việt Nam”

Các mẫu vật được trưng bày

P_20190226_144046_vHDR_On

Chuyên đề hoàng sa - trường sa

Hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa nằm trên tuyến đường hàng hải quốc tế tấp nập nối liền Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương và Đại Tây Dương. Đây là khu vực có nguồn tài nguyên biển dồi dào với nguồn hải sản phong phú đa dạng và tiềm năng về dầu mỏ, khí đốt cao.
Hoàng Sa là một huyện đảo trực thuộc thành phố Đà Nẵng, cách lục địa đất liền Việt Nam 135 hải lý. Quần đảo gồm vô số những hòn đảo, hòn đá, cồn đụn, bãi cạn lúc nổi lúc chìm.
Trường Sa là một huyện đảo trực thuộc tỉnh Khánh Hòa, cách huyện Cam Ranh 250 hải lý. Đây là một nhóm gồm hơn hơn 100 đảo lớn nhỏ và đảo đá ngầm.

Sa bàn đảo Trường Sa lớn Tỉ lệ 1/400.000

Đảo Trường Sa cách quân cảng Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa, theo hướng Đông Nam 254 hải lý (khoảng 550 km). Đây chính là thủ phủ của quần đảo Trường Sa với hệ thống hành chính thị trấn đảo. đảo lớn nhất trong cụm đảo Trường Sa, có diện tích 0,2 km2. Nhìn từ xa, nơi đây như một tam giác vuông, cạnh huyền nằm theo hướng Đông Bắc Tây Nam dài khoảng 650 m. Khi thủy triều xuống thấp nhất, đảo cao từ 2,4 đến 3m. Khu vực biển quanh đảo có nguồn hải sản phong phú, có giá trị kinh tế cao.

Cơ sở hạ tầng trên đảo khá đầy đủ với sân bay, bệnh viện, trường học, cảng cá, trung tấm cứu nạn, chùa… hiện có 7 hộ gia đình đang sinh sống trên đảo.

 

Sa bàn được cty CP cà phê Mê Trang chuyển giao cho Bảo tàng Hải dương học ngày 17/6/2013.

Bản đồ Trường Sa ghép bằng hạt cà phê

Bản đồ Trường Sa ghép bằng hạt cà phê nặng 600 kg, rộng 18m2. Hạt cà phê được chọn lựa cẩn thận, xử lý chống mối mọt. Ý tưởng bản đồ Trường Sa ghép từ hạt cà phê ra đời vào năm 2010, được thiết kế bởi các Họa sĩ Hội Mỹ thuật Việt Nam. Tấm bản đồ như một cuốn chiếu thư của triều đình Nhà Nguyễn.

Bản đồ Trường Sa ghép bằng hạt cà phê do cty Mê Trang thực hiệc tặng Bảo tàng Hải dương học

Ngư Cụ Việt Nam

Từ Truyền Thống Đến Hiện Đại

Trưng bày bộ sưu tập ngư cụ khai thác thủy hải sản truyền thống của ngư dân vùng vịnh Bắc bộ và vùng duyên hải miền trung Việt Nam.

Giậm bắt tôm tép – Tool for catching shrimp

 

Nơm úp cá  – Fishing-tackle for catching fish

Dụng cụ chế biến nước mắm – Fish sauce processing equipment

Mô hình thuyền chả tôm – Shrimp Boat Model

Mô hình lưới đăng – Set net model

Nghề chụp mực – Stick held falling net

Đối tượng khai thác: Mực ống và một số loài cá nổi

Target species: Squide and some pelagic fish species