Điểm hẹn của những người yêu biển!

+84 258 3590 036

+84 258 3590 037

Số 1, Cầu Đá

Nha Trang, Khánh Hòa

Giờ mở cửa: 6:00 - 18:00

Tất cả các ngày trong tuần

Rừng ngập mặn

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on linkedin

Rừng ngập mặn

Rừng ngập mặn (RNM) hay còn gọi là rừng sác là một loại rừng bị ngập nước mặn hoặc nước lợ do tác động của thủy triều nhưng chúng sẽ không chịu được điều kiện ngập nước thường xuyên. Khi bị ngập nước liên tục chúng sẽ chết. RNM là một loại rừng đặc biệt ở vùng cửa sông, ven biển các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, là tài nguyên quý giá về lâm sản, là nơi ở, nơi cư trú và cung cấp thức ăn cho nhiều loại thủy sản có giá trị. Do chưa hiểu biết về RNM, nhất là về phương diện hệ sinh thái và do nhu cầu kinh tế xã hội, RNM đã bị tàn phá, khai thác bừa bãi, lãng phí để lấy củi than, gỗ, chất đốt, tannin, sản xuất nông nghiệp, nuôi tôm cá…Diện tích RNM càng ngày càng bị giảm sút nghiêm trọng, nhiều nơi hầu như bị xóa sạch, diện tích đất phèn mặn tăng lên, nguồn lợi hải sản ngày càng giảm, khí hậu xấu đi, nạn xói lở bờ biển, bờ sông…Nhiều địa phương cố gắng trồng lại nhưng tiến trình diễn ra chậm và gặp nhiều khó khăn. Cây cỏ trong RNM gồm những loài cây thân gỗ cây bụi, cây thân cỏ thuộc nhiều họ khác nhau nhưng có một số điểm giống nhau về mặt sinh thái, sinh lý thích nghi sống trong môi trường nước mặn, lợ, lầy.

Mangroves in Binh Thuan

Vai trò và tầm quan trọng

RNM là nơi cư trú, là cái nôi cho các ấu thể và cung cấp thức ăn cho các loài hải sản.

Hệ sinh thái RNM được xem là một hệ sinh thái có năng suất sinh học cao nhất, đặc biệt là nguồn lợi thủy sản. Nguồn thức ăn đầu tiên phong phú và đa dạng cung cấp cho các loài thủy sản là xác hữu cơ thực vật, còn gọi là mùn bã hữu cơ. RNM là cái nôi, là vườn ươm cho sự sống ở biển. Trong vòng đời của một số lớn các loài cá, tôm… có một hoặc vài giai đoạn phải sống trong vùng cửa sông có RNM. Ngoài nguồn lợi tôm, RNM còn cung cấp thức ăn và giống cho nghề nuôi sò, là nguồn lợi thủy sản đứng thứ 2 sau tôm. RNM có rất nhiều sò con, là nguồn giống tự nhiên rất quan trọng.

RNM là nơi giải trí, du lịch

Nhiều nước đã biết khai thác sự phong phú và thú vị của RNM để tạo những khu giải trí, du lịch lý tưởng. Dịch vụ du lịch trong RNM là một ngành ít vốn đầu tư nhưng thu lãi nhiều và nhất là góp phần đáng kể vào việc bảo tồn tài nguyên sinh thái quan trọng của đất nước. Ngoài ra đó cũng là địa điểm thuận lợi để tuyên truyền giáo dục cho học sinh nhân dân địa phương hiểu biết về bảo tồn thiên nhiên, nguồn lợi và vai trò sinh thái của RNM.

Vai trò của RNM đối với khí hậu, lấn biển và hạn chế xói lở

Khí hậu:

RNM làm điều hòa khí hậu trong vùng, làm giảm biên độ nhiệt độ. Trên thế giới có nhiều thí dụ điển hình cho thấy việc phá hủy RNM kéo theo sự thay đổi khí hậu của khu vực. Có nơi sự mất đi của RNM làm tốc độ gió tăng đột ngột làm cát di chuyển lấp đồng ruộng kênh mương. Sự hủy diệt của RNM do nhiều nguyên nhân: khai thác quá mức, phá hủy RNM để chuyển đất sang mục đích nông nghiệp, làm muối, nuôi thủy sản, đô thị… hoặc do nhiễm chất độ hóa học…

Lấn biển và hạn chế xói lở:

RNM là tác nhân làm tăng quá trình bồi tụ và lắng đọng trầm tích. Rễ cây ngập mặn và các quần thể thực vật làm trầm tích bồi tụ nhanh hơn. Chúng vừa ngăn chặn có hiệu quả các tác nhân gây lở bờ biển do sóng gió, dòng chảy, đồng thời là vật cản làm cho trầm tích lắng đọng. Sự có mặt của RNM làm tăng cường độ lắng cặn trầm tích, mở rộng diện tích đất bồi, đồng thời hạn chế xói lở và các quá trình xâm thực bờ biển.

Phân bố rừng ngập mặn ở Việt Nam

Việt Nam có 29 tỉnh thành phố có rừng và đất ngập mặn ven biển chạy suốt từ Móng Cái đến Hà Tiên. Rừng ngập mặn phân bố và phát triển mạnh ở phía nam, đặc biệt là vùng Cà Mau- đồng bằng sông Cửu Long. Quần thể RNM ở phía bắc thấp và nhỏ.

Thành phần khu hệ thực vật rừng ngập mặn ở Việt Nam

Ở Việt Nam đã ghi nhận 35 loài chủ yếu và 40 loài tham gia rừng ngập mặn. Trong khu hệ thực vật RNM có 5 họ thực vật giữ vai trò quan trọng là họ Đước (Rhizophoraceae), họ Mắm (Avicemiaceae), họ Bần (Sounerrtiaceae), họ Đơn Nem (Myrsinaceae), và họ Dừa (Palmae).

Tài liệu tham khảo:

  1. Nguyễn Hữu Đại, 1999. Thực Vật Thủy Sinh. Nhà Xuất Bản Nông Nghiệp, TP. Hồ Chí Minh, 290 trang.
  2. Tại trang web https://www.academia.edu/36547320/Rừng_ngập_mặn

Các bài viết khác